Giảm thiểu bạo lực giới trong ngành bảo tồn Việt Nam

Thông tin dự án

Tại Việt Nam, bất bình đẳng giới (BĐG) tại nơi làm việc vẫn còn tồn tại và là thách thức, hạn chế cho việc phát triển nghề nghiệp, đặc biệt đối với phụ nữ. Điều này làm suy yếu năng lực và ảnh hưởng đến kết quả bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý sinh thái tại Việt Nam. 

Vào năm 2020, 114 nhà bảo tồn, nhà hoạt động môi trường và cán bộ tại các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn đã thực hiện cuộc khảo sát trực tuyến về quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc. Cuộc khảo sát đã cho thấy 5/6 người tham gia đã từng bị QRTD dưới nhiều hình thức khác nhau. Xem báo cáo khảo sát TẠI ĐÂY

Nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề BLG tại nơi làm việc trong ngành bảo tồn, WildAct đã triển khai dự án “Giảm thiểu BLG trong ngành bảo tồn tại Việt Nam” từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 1 năm 2023 dưới sự tài trợ của USAID Rise Challenge.

Mục tiêu chính của dự án là nhằm đảm bảo phụ nữ và nam giới có thể tham gia ngành bảo tồn ở Việt Nam một cách an toàn và hiệu quả bằng cách nâng cao năng lực của các nhà bảo tồn để giải quyết và ngăn chặn những thách thức về bất BĐG và QRTD; cũng như thúc đẩy môi trường làm việc an toàn và bình đẳng ở Việt Nam.

Mục tiêu

  • Hiểu và giải quyết BLG trong ngành bảo tồn tại Việt Nam;

  • Tăng cường hỗ trợ cho các nhà bảo tồn để có một môi trường làm việc an toàn hơn;

  • Giảm thiểu các hành vi quấy rối không mong muốn thông qua việc giới thiệu và phân phối bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng quy tắc đảm bảo an toàn nơi làm việc.

Hoạt động

  • Tổ chức hội thảo và tập huấn thảo luận về môi trường làm việc an toàn cho nữ giới khi tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, thực địa tại các tổ chức bảo tồn đồng thời nâng cao nhận thức và nhận biết về QRTD tại nơi làm việc. 

Đọc thêm về Hội thảo “Bạo lực giới trong ngành bảo tồn và thảo luận giải pháp thúc đẩy môi trường làm việc bình đẳng”(https://www.wildact-vn.org/vi/news-and-views/news/gender-based-violence-in-conservation-from-managers-perspective)

  • Tổ chức cuộc họp với các nhà quản lý của các tổ chức để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và ý tưởng nhằm tạo ra một môi trường an toàn cho nhân viên, đặc biệt là phụ nữ;

Đọc thêm về các cuộc họp với các tổ chức bảo tồn và lãnh đạo các cơ quan nhà nước về chủ đề “Bạo lực giới trong ngành bảo tồn – từ góc độ quản lý” (https://www.wildact-vn.org/vi/news-and-views/news/gender-based-violence-in-conservation-from-managers-perspective/)

  • Xây dựng bộ hướng dẫn và cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho phụ nữ trong ngành bảo tồn, cũng như thành lập nhóm “Mạng lưới nhà bảo tồn vì môi trường làm việc bình đẳng”.

Bạn đọc có thể tải SỔ TAY XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN tại ĐÂY.

Tham gia nhóm “Mạng lưới nhà bảo tồn vì môi trường làm việc bình đẳng” trên Facebook


Các bên liên quan

Trong dự án này, WildAct đã làm việc với USAID RISE Challenge và CSAGA Việt Nam để tìm hiểu các thách thức về BLG và QRTD tại nơi làm việc trong ngành bảo tồn và có sự tham gia của tổng cộng 28 tổ chức và cơ quan.

Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, viện nghiên cứu

  • Vườn quốc gia Ba Vì;

  • Vườn quốc gia Bạch Mã;

  • Vườn quốc gia Ba Bể;

  • Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà;

  • Vườn quốc gia Bù Gia Mập;

  • Vườn quốc gia Cát Tiên;

  • Vườn quốc gia Cát Bà;

  • Vườn quốc gia Cúc Phương;

  • Vườn quốc gia Chư Yang Sin;

  • Vườn quốc gia Hoàng Liên;

  • Vườn quốc gia Tam Đảo;

  • Vườn quốc gia YokDon;

  • Vườn quốc gia Pù Mát

  • Vườn quốc gia U Minh Thượng

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò;

  • Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ tỉnh Thái Nguyên;

  • Viện Sinh thái học Miền Nam;

  • Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung - Bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia Việt Nam.

Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế

  • Tổ chức Động vật Châu Á (AAF);

  • Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á - Indo-Myanmar (ATP);

  • CHANGE;

  • Save VietNam’s Wildlife (SVW);

  • Free the Bears (FTB);

  • FourPaws Viet;

  • PanNature;

  • Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (WWF);

  • GreenViet;

  • Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC);

  • Tổ chức Three Monkeys Wildlife.

Dự án có sự tham gia trực tiếp của 1-2 nhân viên từ 18 tổ chức và tạo nên mạng lưới địa chỉ tin cậy. Đây là những người đáng tin sẽ hỗ trợ và báo cáo về các trường hợp liên quan QRTD và BLG tại nơi làm việc. Đọc thêm tại ĐÂY

Báo cáo dự án: đọc và tải về TẠI ĐÂY.