ATTITUDE TOWARDS SEXUAL HARASSMENT IN VIETNAM'S CONSERVATION SECTOR

Posted on 04.07.2023 | Tag: School and Community

Gần 60 năm trước, vào năm 1962, cuốn sách kinh điển Mùa Xuân Vắng Lặng của Rachel Carson đã được xuất bản. Trong đó, Carson cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng do việc sử dụng hóa chất nông nghiệp không được kiểm soát và như người ta có thể dự đoán, cuốn sách đã gây ra nhiều tranh cãi. Tác giả bị gọi là “một người cuồng tín, cực đoan”, nhưng bà cũng nhận được sự ủng hộ đáng kể từ những người quan tâm đến thế giới tự nhiên. Cảm hứng từ cuốn sách của Carson nói một cách nào đó đã định hướng suy nghĩ của chúng ta về thiên nhiên. Tuy vậy, hơn nửa thế kỷ sau, mặc dù có ảnh hưởng nổi bật của phụ nữ, nhưng trong ngành bảo tồn tự nhiên và bảo vệ môi trường thì tỷ lệ nam giới vẫn chiếm đa số, và nhìn chung không phản ánh sự đa dạng của lực lượng lao động.

Vào tháng Bảy, chúng tôi đã chia sẻ với các bạn kế hoạch phác thảo của  Chương trình Phát Triển Quyền Phụ nữ trong ngành Bảo tồn. Mục đích của chúng tôi là làm cho môi trường làm việc trong ngành bảo tồn ở Việt Nam trở nên toàn diện hơn, an toàn hơn và được trang bị tốt hơn để giải quyết những vấn đề về bất bình đẳng giới. Đây là một vấn đề phức tạp trên toàn thế giới, mọi khu vực và mọi quốc gia đều có những rào cản riêng cần vượt qua để biến bình đẳng thành hiện thực. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, các định kiến về giới đã tạo rào cản, khiến phụ nữ không thể tham gia chứ đừng nói đến việc phát triển sự nghiệp với công tác bảo tồn. Một vấn đề mà mọi người có thể gặp phải là bạo lực giới (BLG), dưới hình thức này hay hình thức khác và trên toàn cầu, phần lớn những người bị BLG là phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đáng ngạc nhiên, đáng báo động, làm sáng tỏ và đáng lo ngại và tôi đã tóm tắt một số phát hiện chính như TỐT; XẤU và RẤT TỆ. Chúng tôi sẽ bắt đầu với những điều TỐT. Một khía cạnh hài lòng của cuộc khảo sát là mức độ tham gia, với 114 người tham gia từ tất cả các tổ chức, đại diện cho các học viện, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Phần lớn người tham gia khảo sát cảm thấy rằng nơi làm việc của họ nói chung không có hiện tượng quấy rối.

Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra quấy rối tình dục thực sự bao gồm những hành vi nào theo quy định của pháp luật Việt Nam, vì vậy khi danh sách các hành vi và tình huống được đưa ra, cứ 6 người thì 5 người từng bị quấy rối. Trong số đó, cứ 8 người bị quấy rối thì chỉ 3 người tố cáo hành vi này, và cứ 10 người thì 1 người từng chứng kiến đồng nghiệp của mình lâm vào tình huống dẫn đến cưỡng bức hoặc đã bị cưỡng bức. Điều này có thể phản ánh một kết quả khác: một nửa số người được hỏi không biết về bất kỳ chính sách nào tại nơi làm việc của họ để ngăn chặn hoặc giải quyết những vấn đề này. “Công tác thực địa” được xác định là có nguy cơ cao xảy ra quấy rối, cũng như các sự kiện liên quan đến rượu, và không có gì ngạc nhiên khi đây được coi là hai nhân tố quan trọng nhất. Thực tế là một số người chỉ ra rằng cán bộ nữ không còn được bổ nhiệm vào các vị trí liên quan đến công tác thực địa nữa. Đây chính là phát hiện XẤU.

Cuối cùng là phát hiện RẤT TỆ. Phần lớn các hành vi quấy rối bị tố cáo trong khảo sát này là bằng lời nói, chẳng hạn như "kể chuyện cười mang tính chất tình dục' không phù hợp và không được hoan nghênh. Tuy nhiên, gần 5% những người bị quấy rối đã từng lâm vào trường hợp hoặc thực sự bị tấn công tình dục nghiêm trọng tại nơi làm việc trong hai năm qua. Bên cạnh đó, hơn 30% những người bị quấy rối nhận được phản hồi từ đồng nghiệp rằng "đó là điều bình thường" trong ngành bảo tồn. Phát hiện đáng báo động này cần phải được làm rõ rằng quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc và là vấn đề mà chúng ta có quyền tìm cách giải quyết.

Để làm được như vậy, chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức trong ngành bảo tồn để thiết lập một số hướng dẫn và chính sách phù hợp với Việt Nam và phù hợp với những nơi làm việc khác nhau như: trong văn phòng, trong rừngv.v. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự thiếu hụt các chính sách cụ thể để ngăn chặn và giải quyết quấy rối tình dục, cũng như mức độ phổ biến của hành vi quấy rối. Quan trọng nhất là chúng ta cần phải thực hiện bất kỳ sự can thiệp nào cả về mặt thực tế và ngữ cảnh: những gì hiệu quả trong văn phòng ở New York có thể không hiệu quả tại một Vườn Quốc Gia ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ hướng tới việc thiết lập một mạng lưới dành cho phụ nữ trong lĩnh vực bảo tồn, vì mạng lưới và sự hỗ trợ mà kinh nghiệm được chia sẻ có thể mang lại những sự hỗ trợ hiệu quả cho phụ nữ. Sự đa dạng về giới tính trong ngành bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường sẽ mang lại hiệu quả cao cho những nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.

Báo cáo có sẵn tại ĐÂY (Ấn vào “đây” để download bản tiếng Việt) 

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về báo cáo hoặc công việc của chúng tôi về quyền phụ nữ trong lĩnh vực bảo tồn hoặc nếu bạn muốn đóng góp để hỗ trợ WildAct, hãy liên hệ: info@wildact-vn.org